Trang chủ | Giới thiệu | Dân tộc Hà Nhì | Học tiếng Hà Nhì | Sơ đồ trang

Hệ thống cấu âm tiếng Hà Nhì

Không có nhận xét nào
Tiếng Hà Nhì cũng giống như tiếng Việt được cấu thành từ các phụ âm, nguyên âm và thanh điệu. Tiếng Hà Nhì có 32 phụ âm, 06 nguyên âm và 04 thanh điệu, cụ thể:
Các phụ âm: b, bh, c, ch, chs, d, dz, dj, đ, đh, g, gh, h, j, k, kh, l, lh, m, n, ng, nh, p, ph, qh, s, t, tr, trs, x, y, z (riêng tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu, Phong Thổ và tiếng Hà Nhì ở Lào Cai có thể có thêm biến thể của lh /Ɬh/ nhưng sự khác nhau là không quá rõ ràng)
Các nguyên âm: a, e, i, o, u, ư
Các thanh điệu: không dấu, dấu sắc (ˊ), dấu huyền (`), dấu nặng (.)
Trong một số trường hợp đặc biệt một số phụ âm có thể kết hợp với “j” khi đó “j” đóng vai trò như nguyên âm “i” nhưng khuyết âm. Ví dụ: hja (quét), mjo (chín, nấu chín), dzà đje (ăn no),… Âm “j” ở đây được sử dụng như “i” tuy nhiên khác với việc sử dụng “i” ở chỗ âm “j” giúp âm phát ra trở nên sắc hơn, ta không dùng âm “i” bởi vì đặc điểm của tiếng Hà Nhì không có nguyên âm đôi kiểu “ia”, “ie” hay “iu”,…
Về cơ bản tiếng Hà Nhì không có phụ âm cuối, trong quá trình khảo sát chỉ ghi nhận duy nhất một từ có phụ âm cuối là “khoàng ti” (nghĩa là Vua, Hoàng thượng) là một từ mượn tiếng Hán.
Như vậy hệ thống cấu âm tiếng Hà Nhì rất đơn giản như sau:
Phụ âm + nguyên âm + thanh điệu = 1 âm tiết
Ví dụ: ta có: n/n/ + o/ↄ/ + dấu sắc (ˊ) = nó (nghĩa là bạn )
Tiếng Hà Nhì không có nguyên âm đôi và không có phụ âm cuối do vậy khi phát âm không có luyến âm theo chữ và theo cao độ:
Ví dụ:
- Luyến âm theo chữ cái: trong tiếng Việt chữ HUY đọc là H-U-Y, trong tiếng Hà Nhì chữ HUY đọc là H-UY.
- Luyến âm theo cao độ: trong tiếng Việt chữ LÓ đọc là L-Ó ("⤴) tức là khởi đầu âm tiết là âm trung rồi cao dần lên; trong tiếng Hà Nhì chữ LÓ đọc là LÓ (*) tức là từ khi khởi đầu âm tiết đến lúc kết thúc âm là thanh điệu theo chiều hướng đi lên, tiếng Hà Nhì có cao độ lớn hơn tiếng Việt khi dùng dấu sắc (ˊ).
Cao độ âm sắc tiếng Hà Nhì
Cao độ âm sắc trong tiếng Việt và tiếng Hà Nhì

 
Do đó, để phát âm chuẩn tiếng Hà Nhì đối với từ nào có dấu sắc (ˊ) thì khi đọc ta đặt điểm nhấn âm thanh cao hơn so với cách đọc tiếng Việt và âm đi lên một cách thẳng đều không luyến âm.
Nhìn chung, bộ chữ Hà Nhì được xây dựng có kế thừa rất nhiều yếu tố chữ Quốc ngữ do vậy hệ thống cấu âm của hai bộ chữ là khá tương đồng nhau, nguyên tắc đọc giống nhau, chỉ khác nhau ở việc luyến âm và cao độ của âm sắc.

p/s: lưu ý các độc giả, hiện bộ chữ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên bộ chữ chỉ mang tính chất tham khảo và mong độc giả đóng góp ý kiến để bộ chữ hoàn thiện hơn




Nếu bạn đọc thực sự quan tâm đến nội dung bài viết và mong muốn đóng góp những ý kiến để bổ sung hoàn thiện bài viết thì xin hãy để lại những lời nhận xét ở bên dưới. Những đóng góp của quý vị sẽ là những tri thức quý báu giúp lan tỏa sự hiểu biết đến với mọi người.