Trang chủ | Giới thiệu | Dân tộc Hà Nhì | Học tiếng Hà Nhì | Sơ đồ trang

Phân biệt một số chữ Hà Nhì có cách phát âm gần giống nhau

Không có nhận xét nào
Bộ chữ Hà Nhì
Những nhóm chữ khó phát âm gây nhầm lẫn
và khó khăn cho người học 
Khác với tiếng Việt, tiếng Hà Nhì có dải âm vực khá rộng và có những nhóm chữ có cách phát âm rất gần nhau dễ gây nhầm lẫn cho người đọc và học, đây là những nhóm từ khó phát âm nhất trong bộ chữ Hà Nhì.


1. Nhóm chữ: b, bh, p, ph

Với nhóm này ta thấy “b” và “p” có cách đọc tương tự như tiếng Việt nên rất dễ phân biệt, ta cứ đọc là b /b/ và p /p/ (ví dụ: bạ pu nghĩa là xoay, lật).
Còn đối với chữ bh /b̤h/ khi phát âm ta phải lấy điểm giao giữa “b” và “p”, sự khác biệt rất nhỏ; đối với chữ ph /pʰ/ thì khi âm ta phải lấy điểm giao giữa “p” và “h” khác với chữ “ph” trong tiếng Việt
Ví dụ phân biệt:
b /b/: bạ li (đi lấy), bư kja (bắn rơi), bị sa (cho đi).
bh / b̤h/: bhí dzà (chia nhau), bhjà ma (con ong), bha lha (mặt trăng).
p /p/: pa (rách), pư dzà (nướng ăn), pẹ đu (mổ ra)
ph /pʰ/: pho sa (mở ra), phì tọ (đậy lại), phjè sa (thả ra), phí khò (áo)

2. Nhóm chữ: c, k, qh, kh

Với nhóm này ta có chữ “c” và “kh” có cách đọc tương tự như tiếng Việt, ta lấy ví dụ để phân biệt như sau:
c /c/: ca tư (cái nỏ), cạ dzò (bó lại), co đo (chọc vào)
k /kʰ/: ká (lưa thưa), kú dzà (gọi nhau), má kư kjò (cây đu đủ)
qh /qʰ/: qhja chạ (bị rơi), qha (chậm chạp), qhư dza (thỏa thuận)
kh /χ/: khụ (năm), lá khư (tới nơi), khò dzà (hợp nhau)

3. Nhóm chữ: d, dz, dj, z

Trong nhóm này có chữ “d” được đọc giống như “d” trong tiếng Việt, để phân biệt với các chữ còn lại ta lấy ví dụ:
d /z/: dà (con cái), dá (khỏe), dạ (xuống)
dz /dz/: dzà (ăn), dzư dzà (tranh luận nhau), dze sa (vứt đi)
dj /ʤ/: hu dja ma (con sóc), djự sa (vẩy đi), djọ đhú (chìa khóa)
z /ʒ/: za bhó (gom thành đống), zạ kà (kỵ nhau hay xung khắc nhau), ù zé (trời mưa)

4. Nhóm chữ: l, lh

Chữ “l” được đọc giống “l” trong tiếng Việt, để phân biệt ta lấy ví dụ:
l /l/: ló thò (sông, suối), lo đhá (tựa vào), (á) lạ (cánh tay)
lh /lʰ/: lhò (cái thuyền), no lho (ngày lễ, ngày lý), bha lha (mặt trăng)

5. Nhóm chữ: s, x

Chữ “x” được đọc giống “x” trong tiếng Việt, để phân biệt ta lấy ví dụ:
x /s/: xạ gó (thở), xa xì (quả cân), xú qhà (giàu có)
s /ɕ/: so sa (tuốt đi), se đo (đổ vào), sá dzà (xin ăn), sù dzà (quen nhau)

6. Nhóm chữ: t, th, đh

Chữ “t” và th đọc giống “t” và th trong tiếng Việt, để phân biệt ta lấy ví dụ:
t /t/: to chụ (gói vào), tu pa (bổ ra), te sí (đánh chết)
th /tʰ/: hò thò (bánh giầy), ngò thú (dựng đứng), thá sù (trần nước nóng)
đh /d̤/: đhò thó (nói chuyện), à đha (bố), a đhu (hoa chuối)

7. Nhóm chữ: ch, chs, tr, trs

Chữ “ch” đọc giống như “ch” trong tiếng Việt, để phân biệt ta lấy ví dụ:
ch /ʦ/: ú chụ (nước), hò chạ (nấu cơm), chu đa (hút lên)
chs /ʦʰ/: y chsà (đẹp), kja chó (ngồi xuống), chư (chân thật)
tr /ʨ/: tro (đâm), mí trạ (đất), đư tre (chặt đứt)
trs /ʨʰ/: trso (tìm kiếm), trsá (hát), dà trsùy (nghèo khó).

Đây là nhóm chữ có cách đọc khá phức tạp và dễ nhầm lẫn, để nắm bắt được yêu cầu người học phải thường xuyên thực hành và sử dụng các ví dụ để phân biệt cách phát âm, bộ chữ Hà Nhì bản chất dựa hoàn toàn vào chữ Quốc ngữ, nếu nắm được cách phát âm và phân biệt được các nhóm chữ nêu trên thì cơ bản đã có thể đọc được một cách trôi chảy tài liệu được viết bằng chữ Hà Nhì. Do đó, học chữ Hà Nhì bản chất là học cách phát âm và phân biệt các nhóm chữ ở trên.

p/s: lưu ý các độc giả, hiện bộ chữ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên bộ chữ chỉ mang tính chất tham khảo và mong độc giả đóng góp ý kiến để bộ chữ hoàn thiện hơn

Nếu bạn đọc thực sự quan tâm đến nội dung bài viết và mong muốn đóng góp những ý kiến để bổ sung hoàn thiện bài viết thì xin hãy để lại những lời nhận xét ở bên dưới. Những đóng góp của quý vị sẽ là những tri thức quý báu giúp lan tỏa sự hiểu biết đến với mọi người.