Trang chủ | Giới thiệu | Dân tộc Hà Nhì | Học tiếng Hà Nhì | Sơ đồ trang

Tết người Hà Nhì ở Huổi Luông - Hò sự thò

Không có nhận xét nào
    Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở Huổi Luông cũng giống như Tết của các dân tộc anh em khác trên cả nước, là dịp lễ lớn trong năm trong thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà sum họp để tổng kết một năm công tác, làm ăn, kinh tế và đón một năm mới với những kỳ vọng về những điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến.

Nguồn gốc Dân tộc Hà Nhì - Nhìn lại hành trình di cư lịch sử

Không có nhận xét nào
Người Hà Nhì
Dân tộc Hà Nhì có lịch sử lâu đời
 ảnh: internet | 
Theo nhiều khi chép lịch sử cổ đại ở Trung Quốc có thể thấy dân tộc Hà Nhì hay (Hani) có lịch sử lâu đời và tương đồng với dân tộc Khương (Qiang) cổ đại với dân tộc Di (Yi) và dân tộc La Hủ (Lahu). Người Khương cổ đại là những người du mục trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Từ năm 384 trước Công nguyên đến năm 362 trước Công nguyên, thời gian này quyền lực của nhà Tần đã mở rộng nhanh chóng và thực hiện các hoạt động quy mô lớn để chinh phục các bộ tộc lân cận. Những người du mục Khương cổ đại sống trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đã bị tấn công, phân tán và di cư, trong đó một nhóm người đã tách ra từ người Khương và được gọi với cái tên Khứa Di (Heyi). Theo ghi chép lịch sử bộ tộc Khứa Di hoạt động ở phía nam sông Dadu (một nhánh phụ lưu sông Dương Tử ngày nay) vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên được xem là tổ tiên của bộ tộc Hà Nhì ngày nay và là một nhánh của người Khương cổ đại di cư xuống phía nam. Từ thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên đến đầu thời nhà Đường vào thế kỷ thứ 8, một số tổ tiên người Hà Nhì đã di cư về phía tây đến khu vực Sông Lan Thương 
(Lancangjiang) hay sông Mekong  ở phía tây sông Hồng Hà (Yuanjiang). Trong văn học đời Đường cũng đề cập đến tổ tiên của bộ tộc Hà Nhì và gọi họ là Hòa Man (Heman). Vào giữa thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, các thủ lĩnh của Hòa Man đã cống nạp cho nhà Đường và được Nhà Đường đưa tên của các thủ lĩnh của Hòa Man vào thư hoàng gia gửi các thủ lĩnh của các dân tộc khác nhau ở Vân Nam, và thừa nhận rằng tất cả họ đều đến từ thời nhà Đường. Cũng trong giai đoạn này ở khu vực phía tây Nam khu vực hồ Nhĩ Hải có nhiều cư dân làm nông nghiệp hình thành các bộ lạc như một vương quốc riêng biệt gọi là Chiếu, theo ghi chép có đến Lục Chiếu là: Mông Huề Chiếu, Việt Tích Chiếu, Lãng Khung Chiếu, Đằng Đạm Chiếu, Thi Lãng Chiếu, Mông Xá Chiếu. Mông Xá Chiếu ở về phía nam nên đôi khi gọi là Nam Chiếu.

Truyện cổ tích người Hà Nhì

Không có nhận xét nào

Truyện cổ tích Hà Nhì
Ảnh bìa sách truyện cổ tích
Hà Nhì - TG: Lê Đình Lai

Truyện cổ tích Hà Nhì tập 1, tải về tại đây

Truyện cổ tích Hà Nhì tập 2, tải về tại đây

Truyện cổ Hà Nhì tập 1, tải về tại đây

Truyện cổ Hà Nhì tập 2, tải về tại đây

Trường ca "Xa nhà ca" tập 1, tại đây

Trường ca "Xa nhà ca" tập 2, tại đây

Phân biệt một số chữ Hà Nhì có cách phát âm gần giống nhau

Không có nhận xét nào
Bộ chữ Hà Nhì
Những nhóm chữ khó phát âm gây nhầm lẫn
và khó khăn cho người học 
Khác với tiếng Việt, tiếng Hà Nhì có dải âm vực khá rộng và có những nhóm chữ có cách phát âm rất gần nhau dễ gây nhầm lẫn cho người đọc và học, đây là những nhóm từ khó phát âm nhất trong bộ chữ Hà Nhì.

Hệ thống cấu âm tiếng Hà Nhì

Không có nhận xét nào
Tiếng Hà Nhì cũng giống như tiếng Việt được cấu thành từ các phụ âm, nguyên âm và thanh điệu. Tiếng Hà Nhì có 32 phụ âm, 06 nguyên âm và 04 thanh điệu, cụ thể:
Các phụ âm: b, bh, c, ch, chs, d, dz, dj, đ, đh, g, gh, h, j, k, kh, l, lh, m, n, ng, nh, p, ph, qh, s, t, tr, trs, x, y, z (riêng tiếng Hà Nhì ở Sì Lở Lầu, Phong Thổ và tiếng Hà Nhì ở Lào Cai có thể có thêm biến thể của lh /Ɬh/ nhưng sự khác nhau là không quá rõ ràng)
Các nguyên âm: a, e, i, o, u, ư
Các thanh điệu: không dấu, dấu sắc (ˊ), dấu huyền (`), dấu nặng (.)

Giới thiệu bộ chữ Hà Nhì (đang trong quá trình hoàn thiện)

Không có nhận xét nào

 Xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người Hà Nhì và những khó khăn trong quá trình lưu giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc biệt là tiếng người Hà Nhì, cần thiết phải xây dựng một bộ chữ Hà Nhì.

Tác giả xin giới thiệu Bộ chữ Hà Nhì (đang trong quá trình hoàn thiện) của TS. Phan Lương Hùng - Trưởng phòng nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học được xây dựng trên cơ sở kế thừa các ký tự chữ viết La-tinh và cách phát âm tiếng Việt quốc ngữ. Một số nguyên tắc kỹ thuật để xây dựng sử dụng bộ chữ viết là:

Tình hình lưu hành chữ Hà Nhì trên thế giới và nguyên tắc xây dựng chữ Hà Nhì ở nước ta

Không có nhận xét nào
Học sinh người Hà Nhì học chữ
Học sinh người Hà Nhì học chữ
Ảnh: internet
Cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam chỉ là một bộ phận số ít khi nói về người Hà Nhì trên thế giới, theo ước tính đến thời điểm này dân số người Hà Nhì trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người, trong đó: ở Trung Quốc có khoảng hơn 1.700.000 người; Việt Nam có khoảng 25.000 người; ở một số nước Myama có khoảng 250.000 người, Lào có khoảng 70-80 nghìn người, Thái Lan cũng có khoảng 70-80 nghìn người. Như vậy, Việt Nam là quốc gia có dân số Hà Nhì ít nhất trong số các quốc gia có thành phần dân tộc Hà Nhì.

Sơ lược về lịch sử người Hà Nhì ở Việt Nam

Không có nhận xét nào

Người Hà Nhì
Cộng đồng người dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam
Người Hà Nhì có tên tự gọi là Hà Nhi dà, có nghĩa là “người Hà Nhì”. Tính đến năm 2019, theo kết quả Tổng điều tra dân số có tổng số 25.539 người Hà Nhì trên cả nước, trong đó tập trung tại các tỉnh Lai Châu (15.952 người), Lào Cai (4.661 người), Điện Biên (4.555 người) và sống rải rác trên 30 tỉnh thành khác''
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác về sự phân nhóm địa phương người Hà Nhì cũng như nhiều cách viết khác nhau về tên gọi các nhóm này. Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Như Đường (1959) đề cập đến người Hà Nhì dưới tên gọi U-ní với dân số 4.969 người, cư trú ở Lào Cai, Sìn Hồ, Mường Tè. Viện Dân tộc học (1978) cho rằng “Người Hà Nhì có tên tự gọi là Hà Nhi Già. Trước kia, tên gọi phổ biến của họ là U Ní, Xá U Ní.